Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Xe và Công nghệ Top 10 công nghệ xe dân dụng từ đua xe

Xe và Công nghệ Top 10 công nghệ xe dân dụng từ đua xe


Ngay khi ra khỏi xưởng sản xuất, công nghệ xe đua đã ảnh hưởng đến những chiếc xe dân dụng một cách đáng ngạc nhiên. Hễ có bước đột phá nào ở xe đua thì hầu hết đều được ứng dụng vào xe dân dụng
Do đó, công nghệ đua xe đã ảnh hưởng lên rất nhiều thành phần của những chiếc xe mà bạn lái hàng ngày – từ thiết kế động cơ đến vị trí đánh lửa và thậm chí là gương chiếu hậu.

Dưới đây là 10 công nghệ từ xe đua có thể có trong chiếc xe của bạn
1. Bộ truyền động
[​IMG]
Hầu hết mọi người ở Mĩ dùng bộ truyền động tự động, làm cho việc đi lại trong thành phố khác với việc lái xe trên đường đua F1. Tuy nhiên, mục đích bộ truyền động của cả xe đua và xe thông thường là như nhau: nó giúp chuyển sức mạnh động cơ sang bánh xe. Trong khi bộ truyền động tự động chuyển số mà không cần lái xe điều khiển thì bộ truyền động bằng tay cho phép lái xe điều chỉnh mức độ hiệu suất từ động cơ đến bánh xe. Các tay đua muốn điều khiển bộ truyền động bằng tay nhưng quá trình vận hành bằng tay có thể quá chậm chạp và dễ có sơ suất.

Các hộp số chuyển số trực tiếp (DSG – Direct-Shift Gearbox) hoạt động giống như hai bộ truyền động: một bộ quay số lẻ còn bộ kia quay các số chẵn. Bởi vì có hai bộ truyền động nên số tiếp theo luôn ở tình trạng sẵn sàng, làm cho bộ hộp số DSG nhanh hơn hẳn bộ truyền động bằng tay. Hộp số DSG cũng không sử dụng pê-đan li hợp nên nó cũng nhanh hơn hộp số bằng tay truyền thống, và cũng ít gây sơ suất cho lái xe hơn. Những hộp số DSG này thường có trên những mẫu xe thể thao của Audi va Volkswagen.

2. Tiết kiệm thời gian bằng hệ thống keyless entry
[​IMG]
Nhiều xe thông thường ngày nay sử dụng công nghệ keyless entry của xe đua. Đó là khởi động xe bằng cách nhấn nút chứ không phải là vặn chìa khóa. Có nhiều biến thể của hệ thống nút bấm. Ví dụ như với BMW, lái xe phải tra chìa vào một khe nhỏ trước khi ấn nút. Điều này đảm bảo rằng lái xe thực sự muốn khởi động xe. Những chiếc xe khác, như ở Infiniti, chìa khóa có một dây đeo bằng điện kết nối với chiếc xe. Khi người nào mang chiếc dây đeo này lại gần chiếc xe thì cửa xe được nhận tín hiệu mở khóa. Nếu chiếc dây đeo này đang ở trong xe thì nút bấm bắt đầu làm việc và sẽ khởi động khi người lái bấm nút. Việc này rất giống với rất nhiều chiếc xe đua khác.

3. Hệ thống treo
[​IMG]
Có thể bạn không nghĩ nhiều đến hệ thống treo của xe mình cho đến khi bạn đi qua một cái “ổ voi”. Hệ thống treo chính là công nghệ được chuyển gần như trực tiếp từ xe đua sang xe thông thường. Trong đua xe, tốt nhất là để cả 4 bánh xe tiếp xúc với đường đua. Điều này làm cho chiếc xe ổn định hơn và đảm bảo toàn bộ năng lượng do động cơ tạo ra đang làm cho xe chuyển động.

Xe đua sử dụng những hệ thống treo độc lập. Hệ thống treo này cho phép từng bánh xe chuyển động mà không ảnh hưởng đến chuyển động của những bánh xe khác. Những chiếc xe F1 sử dụng những hệ thống treo đa liên kết, trong khi những chiếc xe NASCAR có xu hướng sử dụng những thanh giằng MacPherson. Cả hai loại hệ thống treo này đều có mặt trong rất nhiều xe thông thường hiện nay.

Vậy tại sao chiếc xe của bạn lại không vận hành như một chiếc xe đua? Trong khi các loại hệ thống treo giống nhau thì việc điều chỉnh một hệ thống treo của NASCAR hay F1 hoàn toàn khác với việc điều chỉnh trên xe bạn. Trong xe đua, hệ thống treo phải giữ cho xe ổn định thông qua những vòng cuộn tạo ra nhiều lực hơn mà một chiếc xe thông thường không thể điều khiển được, thêm vào đó là việc tăng tốc và dừng lại cực độ.

3. Lốp
[​IMG]
Bánh xe kết nối chiếc xe với mặt đường và giúp lái xe có thể điều khiển được chiếc xe. Những đội xe đua luôn hiểu rất rõ điều này. Vì thế, họ sử dụng những chiếc lốp có hiệu suất cao được thiết kế riêng cho từng kiểu đua. Công nghệ từ những chiếc lốp đặc biệt này đã được chuyển sang những chiếc xe thông thường.

Bạn có thể thấy là lốp xe của bạn có những đường rãnh. Những đường rãnh này để tách những thứ như nước, thậm chí tuyết và bùn khỏi xe. Nếu bạn có lốp off-road hay lốp mọi địa hình thì sẽ thấy rằng rãnh trên những chiếc lốp này rất sâu và lớp cao su rất gồ ghề. Loại lốp đó làm cho chiếc xe như có “răng” để bám chặt vào những bề mặt không bằng phẳng hay dễ trơn trượt. Còn lốp của xe thể thao thì có ít rãnh hơn và những rãnh này cũng nông hơn. Đặc tính này cho phép nhiều phần cao su tiếp xúc với đường hơn, làm cho chiếc xe dễ điều khiển hơn. Tất cả những sáng tạo và phát triển của những loại lốp khác nhau này đều đến từ những chiếc xe đua.

4. Phanh
[​IMG]
Những chiếc xe bị hỏng phanh hầu hết chỉ được thấy trong những bộ phim hành động vì bộ phận phanh trên chiếc xe của bạn được thiết kế vì mục đích an toàn. Phanh trên xe đua cũng vậy. Tuy nhiên, dừng một chiếc xe ở tốc độ gần 350km/h lại thì sự nguy hiểm cao hơn rất nhiều. Những kĩ sư đua xe đã thiết kế ra những chiếc phanh đảm bảo việc dừng lại một cách chắc chắn, dưới những điều kiện khắc nghiệt. Những thiết kế này cũng đã được ứng dụng vào những chiếc xe thông thường.

Phanh đĩa bắt đầu xuất hiện trên những chiếc xe đua từ những ăm 1950. Những đội đua thích chúng bởi vì chúng mạnh mẽ và dễ duy trì hơn thiết kế phanh tang trống trước đây. Phanh đĩa cũng dễ dàng làm mát hơn. Khi phanh một chiếc xe lại, chúng tạo ra rất nhiều ma sát và hơi nóng. Chính hơi nóng này làm giảm sức mạnh của phanh. Phanh đĩa có lỗ thông để thoát hơi nóng ra ngoài. Hiện nay, hầu hết các loại xe đều dùng phanh đĩa ở cả 4 bánh.

Công nghệ xe đua tiếp tục nhảy vọt. Trong khi xe thông dụng sử dụng phanh đĩa bằng sắt thì xe đua dùng loại nguyên liệu nhẹ và bền hơn rất nhiều. Phanh đĩa gốm được dùng trên một số xe đua và bây giờ xuất hiện ở một vài chiếc xe thể thao đắt tiền. Tiếp đến, nhiều đội đua đã bắt đầu sử dụng những chiếc phanh mạnh mẽ và siêu nhẹ làm từ sợi các-bon. Công nghệ này vẫn chưa có mặt trên những chiếc xe thông thường, đơn giản vì nó hiện giờ còn quá đắt đỏ.

5. Bộ phận lấy không khí vào động cơ

[​IMG]
Những cuộc đua xe khiến chúng ta hồi hộp và hứng thú đến nghẹt thở, nhưng động cơ thì không thế được. Động cơ xe phải được “thở” một cách thoải mái và dễ dàng để có thể cho hiệu suất tốt nhất. Động cơ xe tạo ra sức mạnh qua đốt cháy, cho nên, có đủ không khí là điều kiện sống còn. Động cơ không thể làm việc mà không có không khí được. Càng có nhiều không khí vào trong động cơ thì nó càng hoạt động tốt. Hơn nữa, động cơ hoạt động tốt nhất khi không khí đi vào là không khí lạnh. Không khí lạnh làm dầy hỗn hợp không khí/nhiên liệu mà động cơ đốt, làm cho động cơ lấy được nhiều năng lượng hơn từ hỗn hợp này. Do đó, những bộ phận hỗ trợ như bơm tăng nạp hay bơm đẩy lấy không khí vào được thiết kế ra để phục vụ cho mục đích này.

Đáng ngạc nhiên là bơm tăng nạp lại không được phép sử dụng ở những chiếc xe NASCAR hay F1; thay vào đó chúng được sử dụng trên những chiếc xe đua khác. Những chiếc xe đua này đã sử dụng bơm tăng nạp và bơm đẩy lấy không khí để nâng cao “sự thở” của động cơ nên những nhà sản xuất ô-tô cũng đã ứng dụng công nghệ này vào việc sản xuất xe hơi. 
6. Trục cam đôi đặt trên xy-lanh
[​IMG]
Khi bạn đi mua xe, bạn có thể nghe thấy người bán hàng giới thiệu là chiếc xe mà bạn đang xem có động cơ trục cam đôi trên đầu, hoặc bạn nhìn thấy chữ DOHC trên tờ rơi về chiếc xe của bạn. Vậy chúng thực sự có nghĩa là gì?

Nói ngắn gọn, những động cơ có các van mở và đóng để cho không khi đi vào và xả ra. Trục cam mở và đóng những van này. Nếu bạn có 2 trục cam ở động cơ thì những van này được đóng và mở nhanh hơn, làm cho hiệu suất tăng lên. Loại thiết kế động cơ này lần đầu xuất hiện trên xe đua vào những năm 1900, và đến nay vẫn là một trong những thiết kế động cơ thông dụng nhất, có mặt trên rất nhiều mẫu xe được sản xuất hàng loạt.

7. Thiết kế ngoại thất
[​IMG]
Có thể các bạn đều nghĩ rằng, bất cứ chi tiết ngoại thất được thiết kế trên một chiếc xe đều có mục đích của nó. Với xe đua, những chi tiết ngoại thất còn quan trọng gấp đôi. Dù là trong đua xe NASCAR, F1 hay đua xe khác thì mọi thứ bên ngoài chiếc xe đều phục vụ một mục đích nào đó, và mục đích ở đây không phải là “để trông cho đẹp”.

Chúng tôi đang muốn nói tới thiết kế khí động học trên xe hơi. Những đội đua và những người thiết kế xe đua là một trong những người đầu tiên sử dụng, kiểm nghiệm ống gió để tạo ra hình dạng mang tính khí động học nhất. Những bộ phận khí động học này trông thật tuyệt trên những chiếc xe đua, đồng thời đem lại hiệu suất, tốc độ cao khi xe chạy. Những nhà sản xuất xe hơi đã nhanh chóng bắt nhịp cuộc chơi và đưa chúng vào những chiếc xe thông thường, tất nhiên, chúng đã được làm mềm mại đi rất nhiều.

8. Những vật liệu mới
[​IMG]
Một trong những lí do khiến xe đua có thể đạt những con số thời gian ấn tượng như vậy là bởi chúng rất nhẹ. Tất nhiên, thật dễ dàng cho đội đua khi xây dựng một chiếc xe nhẹ bởi vì nó chỉ cần chở có 1 người và không cần nhiều nội thất. Những nhà thiết kế xe đua đã tận dụng những vật liệu nhẹ để làm cho chiếc xe của mình nhanh hơn. Tất nhiên, độ nhẹ đủ để cho những loại vật liệu này thực hiện được các chức năng khác của mình, nếu không thì tất cả xe đua đều được làm bằng giấy rồi. Xe đua vận hành dưới áp lực rất lớn, vì thế mọi vật liệu trên xe đều phải thật chắc chắn.

Một trong những vật liệu công nghệ cao nhất trong xe đua là sợi các-bon. Thân xe F1 được làm hầu hết từ sợi các-bon. Sợi các-bon cực kì nhẹ và rắn chắc, và chúng bắt đầu có mặt (dù với số lượng ít) trên những chiếc xe thông thường, chủ yếu là ở những phụ tùng mang tính trang trí.

Nhôm cũng là một vật liệu nhẹ nhưng được dùng trên xe đua chủ yếu là ở puli động cơ. Nhờ có đua xe mà những puli động cơ bằng nhôm đã được ứng dụng trên những chiếc xe chúng ta đi ngày nay. Các nhà sản xuất xe hơi cũng đang bắt đầu sử dụng cho một vài panel ngoại thất thân xe chọn lọc. Thực tế, mui xe bằng nhôm đang trở nên thông dụng hơn trước kia. Vì nhôm không đắt như sợi các-bon nên các chi tiết bằng nhôm có mặt trên xe dân dụng ngày một nhiều hơn. Những nhà sản xuất xe hơi thích nhôm bởi vì chúng làm chiếc xe nhẹ hơn, bền hơn, đồng thời, tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu.

10. An toàn[/B
[​IMG]

Trong môn thể thao đua xe tốc độ, tính năng an toàn luôn được ưu tiên hàng đầu. Chính từ đây, những công nghệ an toàn đã được tích hợp trên những chiếc xe sử dụng hàng ngày.

Tất cả xe đua đều được xây dựng xung quanh một cấu trúc bảo vệ người lái. Trong những giải đua mở rộng như Indy Car hay F1, thân xe được làm từ sợi các-bon rắn chắn, được thiết kế để bảo vệ người lái khi có tác động. Trong đua xe NASCAR và đua xe chạy thẳng, có một chiếc lồng trục tròn để bảo vệ lái xe. Chiếc lồng trục tròn này là một mạng lưới gồm những ống thép hấp thụ lực tác động, bảo vệ người lái. Nguyên tắc của NASCAR này cũng được ứng dụng với những chiếc lồng trục tròn của những chiếc xe thông thường. Những chiếc lồng an toàn của xe thường được giấu kín ở dưới thảm, vật liệu che phủ, những chi tiết trên cửa, và những phần nội thất khác mà xe đua không có.

Bên cạnh đó, một bộ phận bắt nguồn từ xe đua phổ biến và rõ ràng nhất chính là gương chiếu hậu. Đầu những năm 1900, những lái xe đua đã nhận ra ra rằng họ có thể dùng gương để phát hiện ra những đối thủ từ đằng sau đang tiến gần họ. Từ đó, gương chiếu hậu đã trở thành một công cụ an toàn vô giá cho hàng triệu lái xe.


Nguồn: oto-hui.com


EmoticonEmoticon