Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Động cơ xăng không sử dụng bugi (HCCI) trên ô tô

Động cơ xăng không sử dụng bugi (HCCI) trên ô tô


Mặc dù là động cơ xăng nhưng HCCI (Homogeneous Charge Compression Ignition) không sử dụng bugi để đánh lửa mà nén hỗn hợp không khí và nhiên liệu đến áp suất cao để tự bốc cháy giống như động cơ Diesel mà không sợ hiện tượng kích nổ. Điểm khác biệt của động cơ HCCI so với các động cơ xăng có lẽ là nguyên lý hòa trộn và cháy đồng đều tại mọi điểm bên trong buồng đốt không giống như nguyên tắc lan truyền ngọn lửa trên các động cơ xăng thông thường. Điều này sẽ giúp tránh được hiện tượng kích nổ do tự hỗn hợp xăng và nhiên liệu tự bốc cháy và tạo ra sóng lan truyền từ bugi.
[​IMG]
HCCI: Động cơ xăng không cần bu-gi
[​IMG]
Để vận hành được động cơ HCCI thì nhiệt độ của buồng đốt đóng vai trò rất quan trọng. hỗn hợp xăng và nhiên liệu chỉ có thể tự bốc cháy khi buồng cháy được làm nóng nhất định, do đó động cơ sẽ sử dụng buji đánh lửa để khởi động động cơ, khi nhiệt độ bên trong xilanh đã được làm ấm lên thì mới vận hành được chế độ HCCI. Trong chế độ HCCI hỗn hợp hòa trộn nhiên liệu và không khí rất loãng do đó động cơ làm việc ở chế độ hỗn hợp nhiên liệu nghèo nhờ vậy động cơ có thể đạt được hiệu quả như động cơ Diesel và giảm được hàm lượng CO2 trong khí thải.

Thử thách lớn nhất của động cơ này là điều khiển quá trình cháy của HCCI. Với động cơ sử dụng bugi có thể dễ dàng điều khiển thời điểm đánh lửa nhưng với sự cháy của HCCI cần phải thay đổi thành phần của hỗn hợp và nhiệt độ đồng thời kết hợp với thời điểm phun để có thể đạt được hiệu quả cao nhất và tránh được hiện tượng kích nổ. Công nghệ HCCI đang rất được các nhà sản xuất ô tô quan tâm vì đây là sự kết hợp những công nghệ ưu việt nhất của ngành động cơ đốt trong hiện nay như: sử dụng phun nhiên liệu trực tiếp, điều khiển cam bằng điện tử và điều khiển khoảng nâng của cam theo áp suất bên trong xilanh. Mặc dù vậy, những nghiên cứu mới chỉ cho phép động cơ tự bốc cháy ở chế độ tải trọng thấp, khi làm việc với công suất lớn thì chế độ HCCI sẽ không đáp ứng được và động cơ vẫn phải trở về chế độ đánh lửa bằng bugi như động cơ thông thường.

[​IMG]
Trên hai mẫu xe hai xe 2007 Saturn Aura và Opel Vectra đều được trang bị động cơ 2.2L Ecotec với công suất 180 Hp (134Kw) và mômen xoắn cực đại lên tới 230 Nm, hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp đặt tại trung tâm, trục cam kép được điều khiển điện tử để điều khiển đóng mở xupap theo nhiều chế độ. Thiết bị quan trọng nhất là bộ điều khiển rất phức tạp có khả năng phân tích các dữ liệu từ cảm biến đo áp suất bên trong xilanh để vận hành quá trình cháy HCCI và chuyển đổi giữa chế độ cháy HCCI và chế độ cháy sử dụng buji đánh lửa.

Những thử ngiệm của GM trên 2 mẫu xe Saturn Aura và Opel Vectra vào năm 2007 đã cho thấy khi vận hành ở chế độ HCCI nó có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 88 km/h, còn khi chiếc xe chạy ở tốc độ cao hơn thì động cơ sẽ chuyển sang chế độ sử dụng buji như trên các động cơ xăng thông thường. Và các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục nghiên cứu để nâng cao phạm vi sử dụng chế độ HCCI.

[​IMG]
Những điểm nổi bật của công nghệ HCCI:

Hiệu quả động cơ giống như động cơ Diesel nhưng lại giảm được chi phí dành cho xử lý khí thải.
Sử dụng công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp và cơ cấu phối khí thông minh (variabe valve).
Tiết kiệm nhiên liệu khoảng 15% so với động cơ xăng thông thường.
Ngoài động cơ xăng còn có thể sử dụng cho động cơ sử dụng nhiên liệu hỗn hợp E85.
Sẵn sàng lắp đặt HCCI cho động cơ xăng đang sử dụng.
Còn nhiều điểm nổi bật khác nữa.

Chúc các cụ có một ngày làm việc tốt nhất ạ.

Đọc thêm

Các hư hỏng của hệ thống điều hòa trên ô tô

Các hư hỏng của hệ thống điều hòa trên ô tô


Các mẫu xe ô tô hiện nay hầu như đều được trang bị hệ thống điều hòa trên xe, vì nếu trong những ngày thời tiết nắng nóng mà xe không được trang bị điều hòa hoặc điều hòa bị trục trặc thì chắc hẳn sẽ gây khó chịu khi ngồi trong xe.

[​IMG]

Một số bộ phận của hệ thống điều hòa

Giàn nóng

[​IMG]

Gồm các ống và cánh tản nhiệt, và được lắp phía trước của két nước.
Giàn nóng dùng một quạt để làm giảm nhiệt độ cao, áp suất cao của môi chất lạnh được nén bởi máy nén.
Giàn nóng có nhiệm vụ chuyển đổi môi chất lạnh dạng hơi thành môi chất lạnh dạng chất lỏng có nhiệt độ cao, áp suất cao(lẫn cả gas dạng hơi và dạng lỏng).

Giàn lạnh

[​IMG]
Có nhiệm vụ làm bay hơi môi chất lạnh dạng hơi sương với nhiệt độ thấp và áp suất thấp đã được cung cấp bởi van tiết lưu, do đó nó sẽ hấp thụ nhiệt của không khí xung quanh

Van tiết lưu

[​IMG]
Có 2 nhiệm vụ:
Sau khi đi qua bình chứa, môi chất lạnh dạng lỏng với nhiệt độ cao, áp suất cao sẽ được phun qua các lỗ nhỏ trong van tiết lưu. Kết quả là sau khi qua van tiết lưu, môi chất lạnh sẽ có nhiệt độ thấp và áp suất thấp.
Van tiết lưu sẽ điều chỉnh lượng môi chất lạnh được phun và Giàn lạnh, tùy thuộc vào nhiệt độ trong xe

Máy nén 

[​IMG]
Có nhiệm vụ nén gas lạnh từ áp suất thấp trong dàn lạnh lên áp suất cao trong dàn nóng, được dẫn động bằng dây đai từ động cơ và ly hợp từ.

Nguyên lí hoạt động của hệ thống điều hòa

[​IMG]
Máy nén được nối với động cơ thông qua dây cua-roa, hút chất làm lạnh ở thể khí (từ bình chứa gas) rồi nén ở áp suất cao. Khi bị nén, nhiệt độ chất làm lạnh tăng lên và nó được đẩy sang giàn nóng, nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt và có quạt riêng. Ở giàn nóng, do được tản nhiệt ở áp suất cao nên chất làm lạnh hóa thành thể lỏng và chuyển sang van giãn nở (hoặc van tiết lưu).Tại van tiết lưu, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và chuyển tới giàn lạnh. Ở đây, nó lấy nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ giảm xuống. Hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi ra môi trường, gió thổi từ giàn lạnh có thể là gió ngoài (làm lạnh ngoài), gió trong ca-bin hoặc cả hai.
Những tác động tác động ngoài môi trường làm ảnh hưởng đến điều hòa
Chất ẩm ướt, bụi bẩn, không khí, cao su, mảnh vỡ kim loại và dầu bôi trơn không đúng loại gây tắc nghẽn, hình thành axít và làm giảm hiệu suất làm lạnh của điều hòa.
Một số hư hỏng chính của điều hòa

[​IMG]

Điều hòa hoạt động bình thường nhưng không ra khí lạnh hoặc lạnh rất yếu
Nguyên nhân đầu tiên là bộ lọc gió trên dàn lạnh sử dụng lâu ngày bụi bẩn bám vào lưới lọc làm cản trở gió vào trong cabin xe, cần kiểm tra và vệ sinh lưới lọc.

Nguyên nhân tiếp theo là do dàn nóng hoặc dàn lạnh
Kết cấu của dàn nóng gồm máy nén và quạt, nó có chức năng là tản nhiệt vì vậy khi các bộ phận trong dàn nóng bị bụi bẩn thì hiệu suất tản nhiệt kém và gas làm mát cũng ảnh hưởng theo.
Kết cấu của dàn lạnh gồm board điều khiển và quạt, chức năng là thổi gió lạnh ra cabin xe vì vậy khi các bộ phận trong dàn lạnh bị bẩn thì hiệu suất làm mát cũng ảnh hưởng theo.
Cần vệ sinh dàn lạnh và dàn nóng, nếu vệ sinh mà vẫn không có kết quả, nên nghĩ đến nguyên nhân thiếu môi chất làm lạnh hoặc doăng cao su bị hở

Máy nén ( lốc nén) bị hỏng, các nguyên nhân gây hỏng như nạp ga lạnh “ giả “ rẻ tiền, không đúng chủng loại, chất lượng; lẫn lộn nhiều loại ga khác nhau, luôn phải làm việc ở chế độ tải lớn, dầu bôi trơn cho lốc nén thiếu , không được làm mát tốt..., cần kiểm tra dây curoa nối máy nén với động cơ khi máy nén có hiện tượng, trường hợp máy nén hư hỏng quá cần thay mới.

Điều hòa bốc mùi khó chịu
Nguyên nhân do bụi bẩn trên lưới lọc, quạt gió và thói quen hút thuốc lá, ăn uống trong xe hoặc mồ hôi bám khắp nơi, cần tiến hành vệ sinh lưới lọc và cabin

Nên bật công tắc A/C khi xe đã khởi động máy và tắt đi trước khi ngắt động cơ nếu không sẽ gây hư hỏng bình điện.

Nên kiểm tra và đóng kín cửa khi bật điều hòa và không nên bật chế độ làm lạnh cao ngay khi xe vừa di chuyển nếu không sẽ gây lãng phí nhiên liệu và lãng phí hơi lạnh ra bên ngoài

Cần chỉnh nhiệt độ điều hòa hợp lý nhất so với nhiệt độ hiện tại bên ngoài.

Chúc các cụ có một ngày làm việc tốt nhất. 

Đọc thêm

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Hệ thống gạt mưa P2

Hệ thống gạt mưa P2


Ở phần trước em đã nói về sơ đồ rồi. Giờ em đi vào chi tiết hơn xíu.Cũng có thể cách làm của em có sai sót các cụ cứ nhiệt tình ném đá để em còn học hỏi.
Cách xác định cụm công tắc điều khiển là loại âm chờ hay dương chờ :

- Để chế độ Phun nước: đo được 2 dây thông nhau là W và E. Sau đó để chế độ LOW hoặc HIGH, và kiểm tra xem 1 trong 2 dây W và E có dây nào thông với dây thứ ba hay không ?
Nếu có thông: CỤM CÔNG TẮC ĐIỀU KHIỂN loại dương chờ
[​IMG]
Nếu không thông: CỤM CÔNG TẮC ĐIỀU KHIỂN loại âm chờ
[​IMG]
- Xác định chân cụm công tắc điều khiển loại dương chờ:

Bước 1. Đây là cụm công tắc điều khiển loại dương chờ nên ta xác định được rõ chân W và chân E.

Bước 2. Để chế độ OFF: đo 2 dây thông nhau là -1 và S

Bước 3. Bỏ qua chế độ INT

Bước 4. Để chế độ LOW: Một trong 2 dây -1 và S sẽ thông với chân thứ 3, từ đó xác định được chân -1 và chân S.

Bước 5. Để chế độ HIGH: Chân E sẽ thông với 1 chân, chân đó sẽ là chân -2

Bước 6. Chân còn lại là chân B
- Xác định chân đối với cụm công tắc điều khiển loại âm chờ:
Bước 1. Đây là cụm công tắc điều khiển loại âm chờ, nên ta suy ra chân W và E. Dây W và E không được nhầm lẫn. vì khi mắc vào mạch sẽ có trường hợp
- Đối với cụm công tắc điều khiển loại âm chờ thì sẽ không xảy ra hiện tượng cháy, mà chỉ xảy ra hiện tượng chế độ INT không hoạt động. Về vấn đề này em cũng chưa hiểu rõ sao nó như vậy mong các cụ giúp chỉ vì em thường thấy như vậy nên em đưa ra ý kiến thôi:D:D:D
- Đối với cụm công tắc điều khiển loại dương chờ thì sẽ xảy ra hiện tượng cháy (cháy sẽ xảy ra khi bật chế độ INT) 

Bước 2. Để chế độ OFF: đo 2 dây thông nhau là +1 và S

Bước 3. Bỏ qua chế độ INT

Bước 4. Để chế độ LOW: Một trong 2 dây +1 và S sẽ thông với chân thứ 3, từ đó xác định được chân +1 và chân S. Còn chân thứ 3 là chân B

Bước 5. Để chế độ HIGH: chân B thông với 1 chân, chân đó là chân +2
Cách xác định mô tơ là âm chờ hay dương chờ
Cách xác định mô tơ gạt nước loại âm chờ hay dương chờ: Quay mô tơ của "mô tơ gạt nước" theo 1 chiều duy nhất để xác định (không được chuyển hướng quay "ngược lại" trong lúc đo đồng hồ VOM, vì như thế sẽ không có tác dụng. Nếu lỡ lố qua tua vòng, thì tiếp tục quay cho đến khi gặp lại điểm dừng)
- Quy mô tơ về điểm dừng và xác định 2 dây thông nhau tại điểm dừng
- Tại điểm dừng này lấy 2 dây đo lần lượt với mass vỏ máy. Nếu như thông với mass vỏ máy thì suy ra là mô tơ gạt nướcloại âm chờ, còn ngược lại thì là mô tơ gạt nước loại dương chờ.
Có cách nhìn vào dây của mô tơ mà lên tìm hình không có hình chụp dây của mô tơ nên không làm được:mad::mad::mad:
Trường hợp nên để ý 
Mô tơ quay không dừng:
+ Do tuôn nhông, nên mô tơ cứ quay trong khi nhông thì lại không được đẩy đi vì tuôn nhông
+ Hoặc do nắp đậy nhông bị bong lên làm nhông bung lên ko tiếp xúc với cốt mô tơ được
+ Trong 2 nguyên nhân trên dù là nguyên nhân nào thì cũng đều làm mô tơ quay liên tục, khiến mô tơ quay miết trong khi "đĩa đồng" thì không được trả về vị trí ban đầu, làm cho mô tơ quay miết. Đương nhiên là "đĩa đồng" phải luôn dính vô các thanh đồng dẫn điện (chân S, chân thông ít, chân thông nhiều) (vì nếu không dính thì mô tơ lấy điện đâu mà quay):p:p
[​IMG]
[​IMG]
Về độ chế khi mất tính năng trả tự động khi tắt em chưa thử nghiệm nên không post.
Trên 1 số xe tải Huynh đai công tắc chỉ có chức năng bật low, high, washer nó không được tích hợp chế độ trả về vị trí ban đầu. Nên những xe này thường dùng mô tơ dương chờ và khiển mô tơ bằng tín hiệu mass. Để mắc em hay sử dụng 2 rơ le 5 chân và cách mắc như hình
[​IMG]


Đọc thêm

Hệ thống gạt mưa

Bài này khá ấn tượng với em khi em tìm hiểu về nguồn gốc của nó. Vì người phát minh ra hệ thống này đầu tiên là 1 người phụ nữ, một hình bóng ít khi xuất hiện trong ngành này. Em xin nói qua vấn đề này tí.
Giới thiệu: Một sự thật khá thú vị là bằng sáng chế về mô hình gạt nước trên xe hơi lại được cấp cho một người phụ nữ - Mary Anderson (1866-1953). Trong bằng sáng chế, Mary miêu tả đây là "một thiết bị làm sạch cửa sổ" dành cho xe hơi. Thiết bị này hoạt động trên nguyên tắc đòn bẩy, người lái sẽ dùng một chiếc cần gạt trong xe để di chuyển bộ phận làm sạch nằm trên cửa kính. Kể từ đó, bộ gạt nước liên tục được các thế hệ nhà phát minh tiếp theo cải tiến, bổ sung chức năng để cho đến ngày hôm nay, trở thành công cụ quan trọng và tiện lợi trên tất cả những chiếc xe hơi.
[​IMG]
Nhiệm vụ: Đảm bảo cho người lái nhìn được rõ bằng cách gạt nước mưa trên kính chắn gió.
Làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió.
Yêu cầu: Đảm bảo độ tin cậy. 
Dễ tháo lắp, kết cấu đơn giản.
Độ bền cơ khí cao.
Thời gian phục vụ lâu dài.
Cấu tạo bộ phận chính về từng bộ phận của hệ thống:
Cần gạt nước- chổi gạt mưa-giằng gạt mưa

[​IMG]
[​IMG]
Công tắc gạt nước và rửa kính
[​IMG]
Mô tơ gạt nước ( có 2 loại âm chờ và dương chờ)
Khái quát chung
Mô tơ dạng lõi sắt từ là nam châm vĩnh cửu được sử dụng làm mô tơ gạt nước. Mô tơ gạt nước gồm có môtơ và bộ truyền bánh răng để làm giảm tốc độ ra của mô tơ. 
Mô tơ lõi sắt từ gạt nước có 3 chổi than tiếp điện: chổi tốc độ thấp, chổi tốc độ cao và một chổi dùng chung (để tiếp mát). 
Một công tắc dạng cam được bố trí trong bánh răng để gạt nước dừng ở vị trí cố định trong mọi thời điểm. 

[​IMG]
Mô tơ rửa kính:
[​IMG]
Rơ le điều khiển gạt mưa nếu có.
Rơ le này kích hoạt các gạt nước hoạt động một cách gián đoạn. 
Phần lớn các kiểu xe gần đây các công tắc gạt nước có rơle này được sử dụng rộng rãi. 
Một rơle nhỏ và mạch tranzisto gồm có tụ điện và điện trở cấu tạo thành rơ le điều khiển gạt nước gián đoạn. 
Dòng điện tới mô tơ gạt nước được điều khiển bằng rơ le này theo tín hiệu được truyền từ công tắc gạt nước làm cho mô tơ gạt nước chạy gián đoạn.
[​IMG]
Một số sơ đồ mạch gạt mưa
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
Về chi tiết thì em sẽ làm ở bài sau. Bài này sẽ giúp bài đăng sau dễ hiểu hơn


Đọc thêm

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền trên ô tô

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền trên ô tô


MớiCơ cấu trục khuỷu thanh truyền là một trọng những bộ phận quan trọng và chiếm diện tích lớn nhất trong động cơ.
[​IMG]

Nhiệm vụ
Biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu khi động cơ làm việc.
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền được chia làm 2 nhóm chi tiết chính

Nhóm chi tiết không chuyển động gồm: thân máy (khối xy lanh), nắp máy, ống lót xy lanh, đệm nắp máy và cạc te dầu.
Nhóm chi tiết chuyển động gồm: piston, xéc măng, chốt piston, thanh truyền, trục khuỷu và bánh đà.

Một số bộ phận chính của cấu trục khuỷu thanh truyền

1. Thân máy (khối xy lanh)

[​IMG]

Nhiệm vụ
Thân máy cùng với nắp xy lanh là bệ đỡ rắn chắc cho tất cả các chi tiết của một động cơ, là nơi lắp đặt và bố trí hầu hết các cụm, các chi tiết của động cơ như xylanh, trục khuỷu, trục cam, bơm nhiên liệu, bơm dầu, bơm nước, quạt gió …

Vật liệu sản xuất
Có thể bằng gang đúc, hợp kim nhôm, động cơ lớn có thể làm bằng thép tấm dùng kết cấu hàn.

Kết cấu
Thân máy gồm hai phần : khối xylanh và nửa trên hộp trục khuỷu (nửa trên hộp trục khuỷu còn gọi là cạcte trên). 

2. Nắp xylanh (Nắp máy)

[​IMG]
1. Bulông xả nhớt 

2. Hộp trục khuỷu (cácte)
3. Lọc nhớt
4. Đệm làm kín (joăng)
5. Hộp trục khuỷu (cạcte trên)
6. Thân máy 

Nhiệm vụ
Nắp xylanh đậy kín một đầu xy lanh, cùng với piston, sécmăng và xylanh tạo thành buồng cháy, là nơi lắp đặt của bugi, vòi phun, cụm xupap, cơ cấu giảm áp hỗ trợ khởi động …

Vật liệu sản xuất
Có thể làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm.

Điều kiện làm việc của nắp xylanh 
Rất khắc nghiệt như nhiệt độ rất cao, áp suất khí thể rất lớn và bị ăn mòn hoá học 

3. Piston
Piston ( còn gọi là quả hoặc là trái) là một hình trụ rỗng, một đầu kín bên trong có các gân chịu lực


[​IMG]

Công dụng của piston
Cùng với các chi tiết khác như xylanh, nắp xylanh bao kín tạo thành buồng cháy
Truyền lực khí thể cho thanh truyền ở hành trình sinh công
Nhận lực từ thanh truyền để thực hiện các hành trình còn lại

Điều kiện làm việc 
Tải trọng cơ học lớn, áp suất lớn, tải trọng nhiệt cao

Vật liệu sản xuất
Gang, thép, hợp kim nhôm

Kết cấu của piston
Đỉnh piston: 
Công dụng của đỉnh piston:cùng với xilanh, nắp xilanh tạo thành buồng cháy

Phân loại đỉnh piston:
Piston đỉnh bằng: diện tích chịu nhiệt nhỏ, kết cấu đơn giản, kết cấu này được sử dụng trong động cơ diesel buồng cháy dự bị và buồng cháy xoáy lốc

[​IMG]

Piston đỉnh lồi: có sức bền lớn, đỉnh mỏng, nhẹ nhưng diện tích chịu nhiệt lớn, thường dùng trong động cơ xăng 4 kỳ và 2 xupap treo, buồng cháy chỏm cầu

[​IMG]

Piston đỉnh lõm: có thể tạo lốc xoáy nhẹ, tạo thuận lợi cho quá trình hình thành hỗn hợp và cháy, sức bền kém nhưng sức chịu nhiệt lớn hơn so với đỉnh bằng, được dùng trong cả động cơ diesel và động cơ xăng.


[​IMG]

Đầu piston

Công dụng của đầu piston:
Bao kín tốt cho buồng cháy nhằm ngăn khí cháy lọt xuống cacte dầu và dầu bôi trơn từ cacte sục lên buồng cháy
Tản nhiệt tốt cho piston vì phần lớn nhiệt của piston truyền qua xecmăng cho xylanh đến môi chất làm mát.
Sức bền cao, để tăng sức bền và độ cứng người ta thiết kế thêm các gân trợ lực

Thân piston
Có nhiệm vụ dẫn hướng cho piston trong xilanh động cơ

Giảm va đập và gõ khi piston đổi chiều.
Chống bó kẹt piston.


Chốt piston

Là chi tiết nối piston với thanh truyền
[​IMG]

Điều kiện làm việc
Chiu lực va đập, tuần hoàn, nhiệt độ cao và điều kiện bôi trơn khó khăn

Vật liệu sản xuất
Thép ít cacbon, thép ít hợp kim

Kết cấu và kiểu lắp ghép
Cố định chốt piston trên bệ chốt.

[​IMG]
Cố định chốt trên đầu nhỏ thanh truyền .
[​IMG]
Lắp tự do ở cả hai mối ghép.
[​IMG]

4. Xecmăng
Là những vòng tròn hở bằng kim loại, được nằm ở trên các rãnh của piston 

[​IMG]

Công dụng của xecmăng
Xéc măng khí có nhiệm vụ bao kín tránh lọt khí
Xéc măng dầu có nhiệm vụ ngăn dầu bôi trơn từ hộp trục khuỷu sục lên buồng cháy

Vật liệu sản xuất
Thường làm bằng gang xám pha hợp kim

Điều kiện làm việc 
Cũng như piston, xecmăng chịu tải trọng cơ học lớn, nhất là xecmăng đầu tiên.

5.Thanh truyền

[​IMG]

Công dụng của thanh truyền
Có tác dụng nối piston với trục khuỷu của động cơ và biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu

Vật liệu sản xuất
Được làm từ thép cacbon tốt hoặc thép hợp kim

Điều kiện làm việc
Thanh truyền chịu lực khí thể, lực quán tính của nhóm piston và lực quán tính của bản thân thanh truyền.

Kết cấu thanh truyền 

[​IMG]

Đầu nhỏ thanh truyền: được lắp với chốt piston bên trong có bạc lót, phía trên có lỗ dầu bôi trơn cho bạc, bạc lót được ghép chặt vào đầu nhỏ thanh truyền

Thân thanh truyền được nối đầu nhỏ với đầu to

Đầu to thanh truyền: được nối với cổ trục khuỷu gồm 2 nửa, nửa trên liền với thanh truyền, nửa dưới chế tạo rời ghép với nhau bằng bulong thanh truyền.

6.Bulông thanh truyền

[​IMG]

Công dụng của bulong
Ghép nối hai nửa đầu to thanh truyền

Vật liệu sản xuất
Thép hợp kim

Điều kiện làm việc
Bulông thanh truyền khi làm việc chịu các lực như lực xiết ban đầu, lực quán tính của nhóm piston – thanh truyền

Kết cấu bulông thanh truyền

7. Bánh đà

[​IMG]

Công dụng của bánh đà 
Tích trữ năng lượng ở hành trình sinh công để thực hiên các hành trình còn lại của piston; giữ cho trục khuỷu quay đều và giảm biên độ giao động của trục khuỷu

Vật liệu sản xuất
Gang xám hoặc thép ít cacbon

Phân loại bánh đà

Bánh đà dạng đĩa là bánh đà mỏng có mômen quán tính nhỏ nên chỉ dùng cho động cơ tốc độ cao và rất hay gặp ở động cơ ô tô, máy kéo.

Bánh đà dạng vành là bánh đà dày có momen quán tính lớ́n.

Bánh đà dạng chậu là bánh đà có dạng trung gian của hai loại trên. Bánh đà loại này có momen quán tính và sức bền lớn, thường hay gặp ở động cơ máy kéo.

Bánh đà dạng vành có nan hoa có momen quán tính lớ́n.

8. Trục khuỷu 

[​IMG]

Công dụng của trục khuỷu
Nhận lực từ piston để tạo ra moomen quay sinh công đưa ra bộ phận công tác và nhận năng lượng từ bánh đà truyền lại cho piston để thực hiện các quá trình sinh công


Vật liệu sản xuất:
Thép cacbon, thép hợp kim

Điều kiện làm việc
Chịu lực quán tính của nhóm piston – thanh truyền gây ra

Phân loại trục khuỷu

Trục khuỷu nguyên
Trục khuỷu ghép

[​IMG]

Kết cấu trục khuỷu

Đầu trục khuỷu
Cổ khuỷu (cổ trục chính)
Chốt khuỷu (cổ biên)
Má khuỷu
Đối trọng.
Đuôi trục khuỷu

Những hư hỏng thường gặp của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

[​IMG]

Bạc lót thanh truyền trục khuỷu bị mòn và hư hỏng

Nguyên nhân do ma sát giữa bạc và trục, chất lượng dầu bôi trơn kém, thiếu dầu bôi trơn.

Nứt xilanh

Thanh truyền bị cong

Động cơ có tiếng kêu khác thường do gãy lò xo xupap, kẹt xupap, xước bề mặt ống lót xilanh và piston

Ổ đỡ trục khuỷu hư hỏng

Xecmang bị hở, mòn
Nguyên nhân do làm việc trong điều kiện phức tạp, chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn, bôi trơn khó khăn làm xecmang bị hở, mòn giảm độ kín khít gây va đập xéc măng và rãnh gây xục dầu, lọt hơi làm giảm công suất của động cơ.

Còn các hư hỏng khác nữa các cụ bổ sung thêm cho em với ạ.

Chúc các cụ có một ngày làm việc tốt nhất.


Đọc thêm