Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Hệ thống CAIS trên lốp xe có khả năng cho tài xế biết điều kiện mặt đường

Hệ thống CAIS trên lốp xe có khả năng cho tài xế biết điều kiện mặt đường


(The Contact Area Information Sensing - CAIS) là một hệ thống bao gồm cảm biến được lắp bên trong lốp xe, nhằm đưa ra những thông tin chính xác về tình trạng mặt đường, từ đó cảnh báo cho tài xế điều khiển phương tiện sao cho phù hợp.

Bridgestone lần đầu giới thiệu công nghệ này tại triễn lãm Frankfurt Auto Show 2011, với phiên bản đầu tiên sử dụng một cảm biến dùng để tính sức nặng và lực ảnh hưởng đến lốp. Phiên bản CAIS 2 sau đó ra đời và được bổ sung thêm cảm biến gia tốc có thể xác định điều kiện mặt đường. Trong năm 2014, bản nâng cấp tiếp theo là CAIS 3 được hình thành, phát triển thành một hệ thống có thể theo dõi độ mòn của lốp.


[​IMG]
Hệ thống này dùng chủ yếu cho lốp xe hơi và lốp xe tải

Được dùng chủ yếu cho lốp xe hơi và xe tải, CAIS hoạt động nhờ một bộ phát điện duy nhất. Nhiệm vụ của nó là giám sát tần số rung của lốp rồi truyền qua bộ phân tích lắp trong xe, thông qua kết nối không dây. Dữ liệu này sau đó được"dịch" thành các thông tin cho biết điều kiện mặt đường thực tế, bao gồm: khô, hơi khô, ẩm ướt, trơn trượt, tuyết và băng. Tiếp đó, những thông tin này được truyền đến màn hình, cung cấp cho người lái xe biết được tình trạng mặt đường mà họ đang đi qua.

Nhà sản xuất Nhật Bản cho rằng tính năng hữu ích này chỉ mới là bước đầu tiên. Trong tương lai, kế hoạch của họ là làm sao để thông tin đó được chia sẻ cho những xe đi sau. Điều này tất nhiên không phải hoàn toàn dựa vào Bridgestone, mà còn phụ thuộc vào một cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc rộng hơn, bao gồm cả các con đường và phương tiện lưu thông trên đó. Được biết hệ thống vận tải thông minh như vậy đã được phát triển trong nhiều năm qua tại Nhật Bản, Châu Âu và Hoa Kỳ. Do đó, Bridgestone rõ ràng có khởi đầu tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Dự kiến trong tương lai gần, CAIS 3 sẽ chính thức được tung ra thị trường cùngcảm biến áp suất lốp. Khi đó, Bridgestone không chỉ đơn thuần cung cấp cho khách hàng một chiếc lốp thông thường, bởi nó còn khả năng cho họ biết mọi khía cạnh trong sự tương tác của lốp và mặt đường, bao gồm: áp suất, độ mòn và điều kiện đường xá.


Nguồn: oto-hui.com
Đọc thêm

Ô tô chạy bằng khí nén với giá 10.000 USD

Ô tô chạy bằng khí nén với giá 10.000 USD


Kích thước nhỏ gọn, an toàn với môi trường, giá 10 nghìn USD và chi phí cho nhiên liệu khoảng 1,5 USD/100 km, AIRPod là một phương tiện giao thông cực kỳ lý tưởng cho đô thị.

Những tiến bộ trong công nghệ ôtô chạy năng lượng điện đang thúc đẩy các mẫu xe điện tiến xa hơn và trở thành trào lưu, giúp giảm lượng carbon thải ra môi trường. Tuy nhiên một trong những rào cản lớn nhất giữa người tiêu dùng và dòng xe xanh này là chi phí. Chiếc AIRPod được kỳ vọng làm nên sự khác biệt và phá vỡ rào cản đó.

[​IMG]

AIRPod được phát minh bởi Guy Negre - một nhà phát minh đồng thời là một nhà môi trường học người Pháp và sau đó được phát triển bởi công ty MDI. AIRPod thực tế đã được nghiên cứu và phát triển từ 2 thập kỷ qua và từng được giới thiệu ở triển lãm ôtô Geneva 2009 nhưng vẫn chưa trở thành sản phẩm bán ra thị trường. Điều đó có thể thay đổi khi ZPM gần đây được đầu tư 5 triệu USD từ Robert Herjavec - một nhà đầu tư người Canada gốc Croatia đam mê xe thông qua chương trình “Shark Tank”.

[​IMG]

Một trong những điểm khác biệt của AIRPod ngoài mức giá 10.000 USD và chí phí vận hành còn thấp ở mức “không tưởng” khi nhiên liệu là khí nén, AIRPod còn dự kiến có kiểu tiếp cận khách hàng khác thường. ZPM đang tìm cách tạo ra những “nhà máy sản xuất quy mô nhỏ ” tại địa phương, nơi vừa sản xuất, vừa bán hàng. Theo hãng, phương pháp này “thể hiện việc giảm mạnh chi phí và những vấn đề liên quan thường có ở những quá trình lắp ráp thông thường”, lại có thể mang tới “tác động có lợi” với môi trường.

[​IMG]

Cabin thiết kế tối giản, hiện đại

Thiết kế tổng thể dạng con bọ, 2 bánh nhỏ nằm chính giữa phía trước, 2 bánh sau lớn hơn. Trong cabin có 3 ghế, một ghế trước và 2 ghế sau quay lưng lại. Hệ thống điều khiển phong cách game thủ với cần điều khiển thay vì vô-lăng.

[​IMG]

AIRPod được cho là nặng chỉ 280 kg với tốc độ tối đa 80 km/h và có thể chạy được 129 km sau mỗi lần nạp khí. Xe có thể được nạp đầy trong chưa tới 5 phút với máy nén khí thường có tại các trạm xăng mà chi phí chưa tới 2 USD cho mỗi lần nạp đầy, tính tại Mỹ. Hiện Hawaii là nơi dự kiến sẽ đặt các nhà máy sản xuất đầu tiên của Zero Pollution Motors và sẽ cung cấp các mẫu AIRPod cho toàn bộ thị trường Mỹ. Những chiếc AIRPod đầu tiên dự kiến được bán ra tại Mỹ vào nửa cuối năm nay, theo ZPM.

[​IMG]

Tiếp nhiên liệu nhanh, rẻ tiền, thuận tiện


Nguồn: oto-hui.com
Đọc thêm

10 vật dụng cần thiết có trên ô tô

10 vật dụng cần thiết có trên ô tô


1.Bản đồ 

[​IMG]

Bản đồ dường như là một lời khuyên không mấy đúng trong điều kiện Việt Nam bởi giao thông tại các thành phố và các tỉnh không quá phức tạp. Thế nhưng, đối với những người thường xuyên đi xa hay mới đi lần đầu, chiếc bản đồ sẽ giúp xác định đường đi một cách thuận tiện mà không tốn nhiều thời gian.

2.Ô che mưa

[​IMG]

Đây là một trong những tình huống mà định luật Murphy có xác suất đúng cao nhất. Những ngày bạn mang ô, trời hoàn toàn khô ráo nhưng đúng vào ngày có cuộc hẹn gấp mà để quên nó ở nhà, trời lại đổ mưa tầm tã. Vì vậy, hãy luôn “thủ” trong cốp chiếc ô dù ngày nắng hay ngày mưa. Nó sẽ rất hữu dụng khi bạn tới một cuộc họp quan trọng hay đưa em bé đi chơi. Có nhiều loại ô khác nhau nhưng bạn nên chọn sao cho nó chiếm ít diện tích nhất.

3.Bút

[​IMG]

Đang lái xe, nhận một cuộc gọi và cần phải ghi lại thông tin, bạn mới tá hỏa đi kiếm một chiếc bút mà không thấy ở đâu. Lúc đó, nếu chuẩn bị sẵn, bạn sẽ thấy nó có tác dụng như thế nào. Đa số các cuộc gọi quan trọng lại thường đến vào lúc bạn đi trên xe về nhà hay đi chơi xa, vì vậy, hãy luôn nhớ mang theo một chiếc bút bên mình. Nếu không, dành riêng một chỗ cho nó trên xe.

4.Đèn pin

[​IMG]

Hầu như tất cả những người cầm lái đều đã đi trong đêm. Nhiều tình huống khó khăn xảy ra như xe bị hỏng giữa đường tối, bạn cần phải có thiết bị này để trợ giúp. Đây là lời khuyên có lẽ kém quan trọng nhất nhưng xét trên mọi phương diện, cẩn thận vẫn hơn.

5.Bộ đồ cấp cứu

[​IMG]

Nói tới nó, không chỉ trên xe mà ngay tại nhà bạn cũng cần có. Bộ đồ cấp cứu như cồn y tế, bông, thuốc, nước sát trùng, băng cứu thương đặc biệt hữu ích khi bạn bị chấn thương hay gặp người bị nạn. Có những tình huống xe hỏng giữa đường, chủ nhân xuống sửa và gặp một vết xước hay vết bỏng. Khi đó, nếu không làm vệ sinh ngay, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng do tiếp xúc với các chất bẩn như dầu nhờn, bụi cát. Ngoài ra, khi có trẻ nhỏ trên xe, do bản tính nghịch ngợm của chúng nên bạn phải dự phòng cho mình hầu hết các phương án để không rơi vào thế bị động.

6.Đồng hồ đo áp suất lốp

[​IMG]

Thói quen kiểm tra áp suất lốp chưa thực sự quan trọng với đa số mọi người bởi nó không ảnh hưởng trực tiếp tới việc lái xe. Tuy nhiên, đảm bảo đủ áp suất là một trong những tiêu chí quan trọng để giảm mức tiêu hao nhiên liệu của xe. Trong các bảng đánh giá thử nghiệm tiêu thụ xăng, dầu, áp suất lốp luôn nằm trong những yếu tố cần phải đảm bảo. Đi bằng những chiếc lốp non hơi, xe của bạn sẽ ăn xăng hơn nhiều còn nếu lốp quá căng lại nhanh mòn hơn.

7.Kính râm

[​IMG]
Một chiếc kính râm rất có ích khi lái trên đoạn đường nắng chói.

8.Lọ nước hoa

[​IMG]

Hầu như tất cả xe hơi đều có bởi nó giữ cho nội thất thơm và tạo cảm giác sạch sẽ. Tùy theo ý thích của chủ nhân nhưng bạn đừng nên chọn loại có mùi quá hắc, dễ gây cảm giác khó chịu cho mọi người.

9.Bộ làm sạch không khí

[​IMG]

Hiện tại, có rất nhiều chủng loại này như làm sạch bằng ozon hay bằng ion. Phần lớn thời gian xe đóng cửa nên các vi khuẩn, vi trùng hoạt động mạnh, gây nên những mùi khó chịu. Vì vậy, để giữ cho ca-bin thoáng, mát và sạch, một bộ lọc không khí là hoàn toàn thích hợp. Tuy nhiên, bạn lưu ý chọn bộ lọc đúng tiêu chuẩn, tạo lượng tác nhân khử vừa đủ bởi nhiều ozon quá lại gây tác dụng ngược lại.

10.Một chút đồ ăn nhẹ

[​IMG]

Gói bim bim, chai nước hay miếng bánh quy sẽ làm bạn đỡ buồn chán khi phải ngồi đợi trên xe. Ngoài ra, nó có tác dụng xua cơn buồn ngủ trong những chuyến đi dài.


Nguồn: oto-hui.com
Đọc thêm

Cơ bản Mô men xoắn, công suất và ý nghĩa trên ô tô

Cơ bản Mô men xoắn, công suất và ý nghĩa trên ô tô


Mô men xoắn, công suất và ý nghĩa trên ô tô 
Mô men xoắn, công suất trên ô tô - Hai thông số này càng lớn cho thấy xe càng mạnh, nhưng ít ai nắm rõ cụ thể ý nghĩa của chúng như thế nào trên xe.

Đọc thông số kỹ thuật của một xe, bạn có thể gặp các số liệu như công suất cực đại của động cơ là 200 mã lực, đạt được ở tốc độ quay 5.000 vòng/phút, hay mô men xoắn cực đại là 360Nm tại tốc độ quay 2.500 vòng/phút. Vậy thực sự những số liệu này xuất phát từ đâu và có ý nghĩa như thế nào? Để đơn giản và dễ hiểu, bài viết sẽ đề cập lần lượt từng vấn đề và các khái niệm cơ bản với các ví dụ minh họa cụ thể, trước khi gắn chúng với ô tô để hiểu ý nghĩa của những khái niệm này trên ô tô.
Mô men xoắn là gì?
Mô men xoắn là một đại lượng vật lý biểu thị cho tác động của một lực làm quay một vật thể quanh một trục, ví dụ tác động xiết ốc của một cờ-lê như hình dưới. Mô men xoắn như được biết đến có đơn thường dùng trong hệ SI là Nm, tức mô men xoắn tỷ lệ thuận với độ lớn của lực tác động (đo bằng Newton – N) và độ dài của cánh tay đòn (Mét – m). Trong ví dụ cờ-lê xiết ốc thì khi xiết với lực 50N và cánh tay đòn dài 30cm, mô men xoắn mà cờ lê tạo ra là 50x0,3 = 15Nm.
[​IMG]
Ví dụ minh họa dễ hiểu thứ 2 để mô tả đại lượng mô men xoắn đó là hình ảnh trục quay giếng nước. Khi khối lượng thùng nước là không đổi, cánh tay đòn càng dài thì bạn chỉ cần tác động một lực tương đối nhỏ là có thể quay được thùng nước lên. Nếu cánh tay đòn càng dài, lực tác động càng lớn, thì mô-men bạn tạo ra càng cao, có thể quay được thùng nước lớn hơn nhiều.
[​IMG]
Công suất là gì?
Công suất về lý thuyết là công mà một lực thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thường dùng của công suất là “mã lực” xuất phát từ cách tính của James Watt về công mà một chú ngựa bỏ ra để kéo một vật nặng 1 pound (0,454kg) lên cao 1 foot (0,3048m) trong thời gian 1 phút. Đó là với chuyển động thẳng, còn trong chuyển động tròn với vận tốc quay là n thì quãng đường di chuyển trong một đơn vị thời gian được qui đổi thành vận tốc góc, và lúc này công suất bằng mô men xoắn gây ra tác động quay nhân với vận tốc quay. Trong hệ mét thì 1 mã lực được qui ước bằng 75kgf.m/s và bằng 735,5W.
Ý nghĩa trên ô tô
Nguyên lý hoạt động của động cơ ô tô (xét ở loại phổ biến nhất là động cơ đốt trong 4 kỳ, cả xăng lẫn diesel) là chuyển đổi hóa năng thành cơ năng thông qua các chu kỳ tuần hoàn lần lượt là nạp, nén, nổ, xả và cơ cấu pít-tông -thanh truyền - trục khuỷu.
[​IMG]
Theo đó, áp lực giãn nở của khí cháy sinh ra trong kỳ nổ sẽ đẩy piston đi xuống, thông qua cơ cấu thanh truyền và trục khuỷu, lực này sinh công, tạo ra mô men xoắn trên trục khuỷu, làm quay trục khuỷu, không khác gì ví dụ minh họa về trục quay giếng nước ở trên.
Xét đến khả năng vận hành của một chiếc xe. Mô men xoắn cao có ý nghĩa lớn trong việc giúp xe bươn, trườn, ủi, leo dốc. Và ví dụ điển hình cho các loại xe mô men xoắn cao đó là các dòng xe dùng động cơ diesel. Vì đặc tính tự cháy của nhiên liệu diesel, nên động cơ diesel được thiết kế với tỷ số nén lớn, hành trình piston dài nên bán kính khuỷu lớn (tức cánh tay đòn lớn), tạo ra mô men xoắn lớn trên trục khuỷu ngay từ các dải tốc độ thấp. Ví dụ, Toyota Fortuner phiên bản máy dầu có dung tích động cơ chỉ 2.5L nhưng mô men xoắn cực đại lên tới 343Nm tại tốc độ quay 2.800 vòng/phút, trong khi đó phiên bản máy xăng có dung tích động cơ 2.7L, nhưng mô men xoắn cực đại chỉ là 241Nm tại tốc độ quay 3.800 vòng/phút. Đây cũng là lý do mà phần lớn các dòng xe tải vốn đòi hỏi cao về sức kéo thay vì tốc độ, thường được trang bị động cơ diesel thay vì động cơ xăng.
Tuy nhiên, vì tốc độ quay của động cơ diesel thấp nên công suất cực đại tạo ra lại thường không cao bằng so với động cơ xăng có dung tích tương đương.
Về mặt ý nghĩa, công suất lớn hay nhỏ quyết định tới việc một chiếc xe có thể chạy nhanh như thế nào và tốc độ tối đa là bao nhiêu. Đối với động cơ diesel, vì tỷ số nén lớn, nhiên liệu tự cháy dưới áp suất và nhiệt độ cao, tốc độ cháy chậm, động cơ nặng nề, nên tốc độ quay của động cơ tăng lên chậm hơn rất nhiều so với động cơ xăng. Tuy nhiên với động cơ xăng thì khi đạp mạnh chân ga, tốc độ quay của động cơ có thể tăng từ 1.000 vòng/phút lên hơn 6.000 vòng/phút chỉ trong một thời gian rất ngắn, nên dễ tăng tốc nhanh và có thể đạt tốc độ tối đa lớn. Đây cũng là lý do tại sao các dòng xe du lịch dùng động cơ xăng thông thường có tốc độ quay của động cơ nằm trong ngưỡng dưới 9.000 vòng/phút, nhưng các cỗ máy tốc độ như xe đua F1 có tốc độ quay của động cơ lên tới 15.000 thậm chí 18.000 vòng/phút.
Tuy nhiên, sự so sánh ở đây chỉ chính xác khi xét trong cùng một trình độ công nghệ. Việc ứng dụng các công nghệ khác như turbo tăng áp có thể làm cho tương quan này thay đổi đáng kể. Ngoài ra, tùy vào mục đích sử dụng của từng dòng xe mà nhà sản xuất có thể thay đổi thiết kế của động cơ để ưu tiên cho mô men xoắn hay công suất.
Tìm hiểu về moment xoắn & vòng tua máy. Tác dụng và những điều cần biết

Bàn về chủ đề Moment xoắn. Mặc dù là một trong những thông số kỹ thuật quan trọng nhưng rất ít người mua xe có thể hình dung chính xác ý nghĩa của đại lượng này. Vậy momen xoắn là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng vận hành của xe?
[​IMG]
Như ta đã biết, một lực tác động làm quay một vật nào đó thì tạo ra momen xoắn. Trong động cơ ô tô, momen xoắn được tạo ra do quá trình đốt cháy hỗn hợp không khí – nhiên liệu làm quay trục khuỷu. Áp lực cháy trong xy lanh càng cao thì lực tác động lên pittong càng lớn, do đó momen tạo ra cũng tăng theo, cải thiện khả năng leo dốc hoặc tải nặng của xe. Một cách trực quan momen xoắn thể hiện cho độ “khỏe” của chiếc xe, chỉ cần nhấn chân ga, chiếc xe “vọt” lên ngay tức thì.
Tuy nhiên điều gì cũng có hai mặt của nó, khi xe muốn tăng tốc nhanh hay vượt qua xe khác thì người lái thường chuyển số về cấp số thấp (nhằm tăng momen xoắn), lúc này sẽ là lợi về lực, nhưng ở cấp số thấp xe không thể đạt tốc độ cao (thiệt về đường đi). Ta sẽ thấy momen xoắn thể hiện rõ nhất trên xe SUV hay xe off-road như Jeep, Hummer, Land Rover, Toyota Land Cruiser Ford Everest 2015. . .Mục đích của dòng xe này cần kiểm soát để cho xe di chuyển chậm, leo địa hình, thậm chí nhích từng tí trên các địa hình hiểm trở như đồi núi, sình lầy, băng tuyết… Chính vì vậy, những chiếc xe off-road thực thụ cần được trang bị động cơ có momen xoắn tối ưu ở số vòng tua thấp, cộng với sự hỗ trợ của một vài công nghệ khác như lốp địa hình, khóa vi-sai, hệ thống treo biên độ lớn.
Như vậy, có thể hiểu rằng công suất ảnh hưởng đến khả năng bứt phá của xe ở tốc độ cao, trong khi momen xoắn hỗ trợ khả năng tăng tốc từ lúc xe bắt đầu chuyển bánh.
Ngoài ra, với 2 động cơ cùng dung tích xilanh, động cơ xăng sẽ có công suất cực đại lớn hơn động cơ diesel, nhưng về giá trị momen xoắn cực đại thì ngược lại. Một phần của sự khác biệt này nằm ở chỗ tỷ suất nén bên trong các động cơ diesel cao hơn, nhưng cốt lõi vấn đề lại là quá trình đốt cháy nhiên liệu diesel. Sự đốt cháy diesel bắt đầu khi nhiên liệu được bơm vào trong xi lanh. Nhiên liệu bốc cháy đẩy piston từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới và làm cho trục khuỷu quay. Momen xoắn chính là lực xoay của trục khuỷu. Khi chúng ta muốn tăng tốc hoặc kéo một vật có tải trọng càng lớn với một chiếc xe trang bị động cơ diesel, thì cần lượng nhiên liệu được bơm vào càng nhiều để tăng lực xoay đó. Việc bơm nhiên liệu trong động cơ diesel diễn ra liên tục dưới dạng sương mù vào trong xi lanh ngay cả khi quá trình cháy đang diễn ra. Điều này khiến cho áp suất và lực đẩy lên piston lớn hơn trong một khoảng thời gian dài hơn, bởi vậy mà sinh ra lực xoắn lớn hơn. Chính vì thế đa số xe tải, xe khách được gắn động cơ diesel, còn xe du lịch thường là động cơ xăng.
Thực tế giá trị momen cực đại có thể thường xuyên không đạt được trong quá trình xe vận hành. Các công nghệ mới như: hệ thống điều phối van biến thiên (VVT), hệ thống điều khiển biến thiên chiều dài đường ống nạp (ACIS) hay Turbo tăng áp được sinh ra để mở rộng phạm vi vòng tua mà tại đó công suất cũng như Momen xoắn đạt cực đại xuất hiện.
Trên ô tô, tùy vào mục đích của người lái, thường xuyên đi trong thành phố, đường trường hay đi địa hình mà ta chọn chiếc xe có momen xoắn thích hợp. Một vài xe ô tô có momen xoắn lớn và tối ưu mà ta dễ dàng thấy ở Việt Nam như Toyota Fortuner, Toyota Land Cruiser, Ford Everest, Audi Q7, Rand Rover.


Nguồn: oto-hui.com
Đọc thêm

Hệ thống cân bằng điện tử PSM hoạt động như thế nào?

Hệ thống cân bằng điện tử PSM hoạt động như thế nào?


[​IMG]
Tại sao hệ thống cân bằng điện tử PSM lại quan trọng?

PSM là chữ viết tắt của cụm từ Porsche Stability Management, tên của hệ thống cân bằng điện tử. Mỗi hãng xe có một cách viết và ký hiệu khác nhau tuy nhiên đều có chung một chức năng.

Vấn đề an toàn của xe có thể chia thành 2 loại: an toàn chủ động và an toàn thụ động. An toàn chủ động bao gồm hệ thống các thiết bị có chức năng ngăn chặn, hạn chế tối đa việc để xảy ra tại nạn cho xe. Ngược lại, hệ thống an toàn thụ động là hệ thống các thiết bị chỉ được kích hoạt hoạt động khi xảy ra tai nạn và nó có tác dụng bảo vệ con người trong trường hợp đó, ví dụ như: hệ thống túi khí, dây đai an toàn…

Hệ thống cân bằng điện tử được coi là một trong những giải pháp an toàn chủ động hữu hiệu cùng với các hệ thống phanh ABS, hệ thống kiểm soát lực bám TCS, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD.

Nếu hệ thống phanh ABS có chức năng điều khiển quá trình phanh hãm xe lại (theo chiều dọc), hệ thống kiểm soát lực bám TCS điều khiển lực kéo của xe tiến về phía trước (theo chiều dọc xe), hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD điều khiển lực phanh tại mỗi bánh xe thì hệ thống cân bằng điện tử xe ô tô (DSC/ESC/ESP…) có chức năng kiểm soát độ cân bằng, ổn định của xe khi có hiện tượng bị văng đuôi, trượt ngang khi đi vào cung đường cua hoặc đánh lái đột ngột ở tốc độ cao.


[​IMG]


  • Hình ảnh minh họa mối quan hệ/chức năng của các hệ thống ABS, TCS, ESC

Nguyên tắc điều khiển ESC có thể chia thành 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Khi xe vào cua ở tốc độ cao và đánh lái non (đánh lái thiếu)

Khi xe vào cua ở tốc độ cao nếu người lái đánh lái quá non (còn gọi là đánh lái thiếu) xe sẽ có xu hướng bị văng ngang ra khỏi cung đường điều khiển mong muốn điều đó sẽ dễ dàng gây ra hiện tượng lật, trượt ngang xe mất an toàn và có thể gây ra tai nạn. Khi xe bắt đầu có xu hướng trượt ngang, cảm biến trượt ngang và góc lái xe gửi tín hiệu về hộp điều khiển ESC, dựa vào các tín hiệu đó ESC sẽ tính toán và đưa ra tín hiệu điều khiển thực hiện việc chủ động phanh bánh phía đối diện với hướng xe bị trượt (bánh sau bên phải), lực phanh tạo ra tại bánh xe có tác dụng như một tâm quay để tạo ra mô men bù lại lực trượt ngang giữ cho xe có thể ổn định và tiến về phía trước theo đúng cung đường mong muốn.

Trường hợp 2: Khi xe vào cua ở tốc độ cao và đánh lái bị quá (đánh lái thừa)

Tương tự cách giải thích như trường hợp 1, tình huống này do người lái thực hiện việc đánh lái bị quá nhiều khi vào cua gấp dẫn đến hiện tượng xe có thể bị văng đuôi và chệch khỏi quỹ đạo của cung đường mong muốn. Khi đó hộp điều khiển ESC cũng sẽ gửi tín hiệu điều khiển thực hiện việc phanh bánh trước bên lái, lực phanh tạo thành tâm quay (vì khi đó các bánh bên phải vẫn quay bình thường) và sinh ra mô men bù để giữ cho xe cân bằng, ổn định và tiến về phía trước theo đúng cung đường mong muốn.

Có thể nói bản chất hệ thống cân bằng điện tử là tổng hợp của các hệ thống: điều khiển chống bó cứng bánh xe khi phanh ABS, kiểm soát lực bám khi tăng tốc của xe TCS, phân phối lực phanh một cách hợp lý tới mỗi bánh xe và điều khiển độ ổn định của xe khi bị văng đuôi, trượt ngang.

Đèn báo ESC sẽ bật sáng khi người lái bật chìa khóa trong khoảng 15 giây đầu tiên sau đó sẽ tắt, khi hệ thống ESC hoạt động đèn sẽ sáng nhấp nháy, nếu hệ thống có lỗi thì đèn luôn bật sáng dù động cơ đang nổ máy, xe đang chạy. Khi đó chúng ta cần đưa xe tới xưởng dịch vụ chính hãng để thực hiện việc kiểm tra và sửa chữa lỗi.

[​IMG]

Video mô phỏng nguyên lý hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô


Nguồn: oto-hui.com
Đọc thêm

Tin tức Nghề sửa ô tô của người Việt tại Little Saigon - Mỹ

Tin tức Nghề sửa ô tô của người Việt tại Little Saigon - Mỹ


Nghề sửa xe hơi của người Việt ở Mỹ có thể đã hiện hữu từ trước khi có cái tên Little Saigon. Tuy số ít người đến với nghề cực khổ này, nhưng đa số người Việt Nam trong lĩnh vực sửa chữa xe auto đều thành công trong cuộc sống hội nhập.

Để tìm hiểu hơn về ngành - nghề này ở nước Mỹ xa xôi mời các cụ xem phóng sự bên dưới nhé



Nguồn: oto-hui.com
Đọc thêm

Canada cải tiến CO2 thành nhiên liệu sử dụng cho động cơ

Canada cải tiến CO2 thành nhiên liệu sử dụng cho động cơ


Các nhà khoa học đến từ Canada đang xây dựng một nhà máy tái chế carbon dioxide (CO2), có thể hút CO2 ra khỏi không khí rồi kết hợp với hydro thu được từ các nguồn năng lượng tái tạo khác; sau đó biến nó thành nhiên liệu hydrocarbon có thể cung cấp năng lượng cho ô tô điện, máy bay và các loại phương tiện khác.

Theo Sciences Alert, công nghệ này hiện đang được phát triển bởi Carbon Engineering - công ty hoạt động nhờ một phần tài trợ của nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates. Lấy cảm hứng từ quá trình hô hấp của cây xanh, nhóm các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách khai thác CO2 từ khí quyển, với hiệu quả cao hơn. Trong đoạn video giới thiệu, công ty đã có thể thu khí CO2 đồng thời lưu trữ nó để sử dụng khi cần thiết.

[​IMG]

Hiện công nghệ này vẫn còn trong giai đoạn sơ khai và đòi hỏi phải được đầu tư đáng kể mới có thể sớm hoàn thiện. Lý do là vì công đoạn làm nóng carbon dioxide lên đến 400°C tốn rất nhiều chi phí và các nhà đầu tư vẫn chưa nhìn thấy tính khả thi của dự án. Đối với Carbon Engineering, hệ thống của doanh nghiệp này dự kiến chỉ có thể trích xuất được khoảng 450 tấn CO2 mỗi năm, tương đương với lượng khí thải carbon trung bình của 33 người dân Canada. Các nhà khoa học cho rằng trong tương lai, khi hệ thống hoàn chỉnh thì hiệu suất cũng tăng lên đáng kể.

[​IMG]

Nói cách khác, những thành viên tại công ty Carbon Engineering đang tìm cách“sống chung với lũ”, khi tình trạng nóng lên toàn cầu đang diễn ra nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Nếu những nhà máy thu CO2 này sớm đi vào hoạt động, lượng nguyên liệu cần thiết để tạo ra năng lượng cho chúng ta sử dụng có thể nói là gần như vô tận. Đây được xem là một nhân tố mới trong hệ thốngnăng lượng tái tạo mà con người đang khai thác.



Nguồn: oto-hui.com
Đọc thêm

Câu chuyện về Đèn Check Engine

Câu chuyện về Đèn Check Engine


Những bộ cảm biến (sensor) được bố trí trên xe nhằm mục đích truyền những thông tin cần thiết cho máy tính (computer) của xe (cái này còn gọi là ECU) nhằm điều chỉnh các thông số hoạt động khi cần thiết. Nếu không thực hiện được điều này vì một số lý do nào đó đèn Check Engine sẽ nổi sáng để kịp thời báo hiệu cho người sử dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng cần lo âu vì cái đèn này.

[​IMG]

Bạn sẽ không cần phải quan tâm nhiều nếu:

1. Máy vẫn nổ êm và đều.
2. Không có những tiếng khua bất thường.
3. Không thải khói đen.
4. Không có mùi hôi, khét.
5. Mức tiêu thụ nhiên liệu không đột ngột gia tăng.

Những việc đơn giản mà chúng ta có thể làm ngay khi thấy đèn Chech Engine nổi sáng là:

1. Vặn chặt nắp đậy thùng xăng.
2. Vặn chặt nắp châm nhớt máy phía trên động cơ.
3. Đóng kín thước đo mực nhớt máy.

[​IMG]

Nếu đúng là đèn Check Engine đã nổi sáng vì một trong những lý do trên đây, đèn sẽ tự động tắt đi sau đó vài ngày. Nếu không bạn cần tham khảo ý kiến của thợ kỹ thuật khi :

1. Động cơ có tiếng khua, gõ liên tục.
2. Ra khói đen.
3. Công suất giảm nhanh.
4. Mức tiêu thụ nhiên liệu đột ngột gia tăng.
5. Không khởi động được.

Những nguyên nhân thường khiến cho đèn Check Engine nổi sáng:

1. Bộ cảm biến Oxy.

[​IMG]

Tỷ lệ hòa khí (không khí và xăng) lý tưởng tính theo trọng lượng cho động cơ là 14.7:1. Với tỷ lệ này hỗn hợp không khí và xăng sẽ được đốt cháy gần như hoàn toàn khi bugi nẹt lửa để tạo ra công suất tối đa và và khí cháy sẽ không chứa quá nhiều hóa chất gây ô nhiễm môi trường. Nếu vì một lý do nào đó lưu lượng không khí trở nên ít hơn qui định hay hòa khí dư xăng (rich mixture), lượng xăng dư thừa (CxHy) sẽ bị thải ra môi trường tạo nên ô nhiễm. Trường hợp ngược lại hay hòa khí thiếu xăng (lean mixture), hỗn hợp cháy sẽ tạo nên một hàm lượng nitrogen-oxide (NOx) trong khí cháy nhiều hơn mức độ cho phép, hóa chất này cũng gây ô nhiễm cho môi trường. Không những thế động cơ còn bị giảm công suất, mức tiêu thụ nhiên liệu tăng và gặp trở ngại mỗi khi tăng hay giảm tốc.

[​IMG]

Những bộ cảm biến oxy bố trí trên đường ống thoát khí cháy của động cơ trong trường hợp này sẽ cung cấp thông tin về lương oxy tồn tại (dư hoặc thiếu) trong khí cháy cho ECU để computer của xe có thể kịp thời điều chỉnh thời lượng (duration) phun xăng cho động cơ.

Tùy theo loại xe, chi phí dự trù cho việc thay thế một bộ cảm biến oxy sẽ khác nhau

2. Nắp đậy thùng xăng.

[​IMG]

Nắp đập thùng xăng được thiết kế để có thể duy trì một áp suất nhất định phía trên mặt thoáng của xăng nhằm bảo đảm cho dòng xăng có thể di chuyển trong đường ống dẫn khi cần thiết và hơi xăng không thoát ra bên ngoài để có thể gây ô nhiễm môi trường. Một lúc nào đó nắp đậy này có thể không được vặn chặt hay bị hỏng, bộ cảm biến áp suất thùng xăng (fuel tank pressure sensor) sẽ khiến cho đèn Check Engine nổi sáng.

[​IMG]

[​IMG]

Hộp chứa than hoạt tính (charcoal canister) có nhiệm vụ lưu giữ hơi xăng tích lũy bên trong thùng chứa và hộp chứa nắp thoát hơi xăng (purge valve canister) có nhiệm vụ đưa lượng hơi xăng này vào ống góp hút để đốt bên trong buồng đốt của động cơ nhằm tránh tạo ra mùi hôi bên trong xe và gây ô nhiễm cho môi trường. Khi hộp chứa than hoạt tính được sử dụng đến mức bão hòa hay nắp thoát hơi xăng không mở hoặc không đóng kín, bên trong xe thường có mùi xăng và đèn Check Engine cũng sẽ nổi sáng.

3. Bình lọc khí thải (catalytic converter).

[​IMG]

Bình lọc khí thải có công dụng biến đổi carbon monoxide (CO) và những hóa chất độc hại khác để không gây ô nhiễm. Sau khoảng 250,000 Km, bình lọc này thường bị nghẹt một phần khiến cho khả năng tăng tốc của xe bị giảm. Ngoài ra phần lớn chất xúc tác của bộ lọc khí thải bị phân hủy làm tăng hàm lượng các độc chất thải đi vào không khí.

Chi phí dự trù cho việc thay thế một bình lọc khí thải vào khoảng US $300, loại chế biến lại (refurbished). Loại mới có giá trên US $1000.

4. Bộ cảm biến lưu lượng không khí (mass air flow sensor).


[​IMG]

[​IMG]


MAF thường được bố trí ngay trên đường ống dẫn không khí từ lọc gió đến bộ phận điều khiển bướm ga (throttle body).

Do mật độ (density) của không khí thay đổi theo áp suất (độ cao so với mực nước biển) và nhiệt độ môi trường, cảm biến loại này có công dụng thâu nhận và truyền tải những dữ kiện liên quan đến lương không khí nạp để ECU có thể điều chỉnh khoảng thời gian cung cấp nhiên liệu (mở kim phun) thích hợp với tình trạng làm việc của động cơ.

Khi cảm biến lưu lượng khí nạp bị hỏng, thường do lắp ráp không đúng hoặc không thay thế bộ lọc gió (air fiter) đã quá bẩn. trong trường hợp này động cơ sẽ không tăng tốc ổn định, công suất giảm và mức tiêu hao nhiên liệu sẽ có khuynh hướng gia tăng.

Chi phí dự trù cho việc thay thế một bộ cảm biến lưu lượng không khí vào khoảng US $200.

5. Bugi hay các dây dẫn điện đến bugi.


[​IMG]

[​IMG]


Các bugi có nhiệm vụ đậy kín buồng đốt của động cơ vừa tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hòa khí vào cuối thì nén. Nếu bugi không được vặn chặt hay có tia lửa yếu do đóng than hay dây dẫn điện không tốt, hòa khí sẽ không được đốt cháy trọn vẹn làm mất công suất, hao tốn nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.

Có thể dùng máy đọc lỗi để tạm thời làm tắt đi đèn Check Engine cho đỡ khó chịu nhưng phương cách này không sửa chữa được những hư hỏng và xe cũng sẽ không ‘pass’ được kiểm tra kỹ thuật định kỳ (inspection). Nhiều trường hợp một 'error code' do máy dò được lại liên quan đến một số bộ phận có kết nối với nhau như hộp chứa than hoạt tính và hộp chứa nắp thoát hơi xăng, ... Nếu không có sẵn những bộ phận rời để thử lần lượt thay thế, cần có kinh nghiệm để xác định đúng bộ phận nào đang có vấn đề, nếu không đèn Check Engine vẫn sẽ ... 'tiếp tục nổi sáng'.

[​IMG]


Nguồn: oto-hui.com
Đọc thêm

Turbo tăng áp trên diesel và công nghệ eVGT bí quyết tăng sức mạnh động cơ

Turbo tăng áp trên diesel và công nghệ eVGT bí quyết tăng sức mạnh động cơ


TURBO TĂNG ÁP TRÊN DIESEL VÀ CÔNG NGHỆ eVGT BÍ QUYẾT TĂNG SỨC MẠNH ĐỘNG CƠ

Khi nhắc đến những chiếc xe đua hay những chiếc xe thể thao có công suất lớn, chủ đề mà người ta thường đề cập đến là những chiếc turbo tăng áp. Nhưng hiện nay, công nghệ này ngày càng phát triển, khắc phục được một số nhược điểm như độ trễ, độ ồn, công suất thấp, hiệu năng sử dụng.


1 Vậy turbo tăng áp là gì?

Các turbo tăng áp là một kiểu hệ thống sinh áp lực một cách cưỡng bức. Chúng nén khí vào bên trong các động cơ. Lợi ích của việc nén không khí đó là không khí được nén ép vào trong xilanh nhiều hơn. Nhiều không khí hơn được nén vào trong xilanh đồng nghĩa với việc nhiên liệu được đưa vào động cơ nhiều hơn. Bởi vậy, mỗi kỳ nổ ở xilanh lại sinh ra nhiều công suất hơn. Một động cơ có trang bị turbo tăng áp sẽ sản sinh ra nhiều công suất hơn so với động cơ cùng kích cỡ nhưng không có turbo tăng áp, nó cũng cải thiện một cách đáng kể tỷ lệ công suất sinh ra trên một đơn vị trọng lượng không khí nén vào động cơ.


[​IMG]

Vị trí lắp turbo tăng áp trong xe



Tuabin tăng áp được cố định trên đường ống xả khí bằng các bu lông. Khí xả từ các xy-lanh sẽ làm quay các cách tuabin, nó hoạt động theo nguyên lý giống một động cơ tuabin khí. Tuabin được gắn lên cùng một trục với cánh nén khí, cánh nén khí được đặt giữa bộ lọc khí và đường ống dẫn khí nạp. Nhờ cách nén khí, không khí được nén vào trong các xy-lanh với áp suất cao.


[​IMG] 



[​IMG]

hệ thống nén khí nén khí trong động cơ tăng áp





2 Bí quyết làm tăng sức mạnh động cơ.

Động cơ diesel với những ưu điểm về hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu và công suất đang dần chiếm được sự ưa chuộng của thị trường xe con. Động cơ thế hệ cũ thường sử dụng công nghệ turbo truyền thống đi kèm nhược điểm cố hữu về độ trễ.



Khi đạp ga, xe không đạt công suất kịp thời như ý muốn, tổng thời gian trễ có thể nửa giây hoặc hơn. Nguyên nhân là quá trình cung cấp bị trễ từ khi nhấn bàn đạp ga tới khi turbo bắt đầu hoạt động nén khí tăng áp cho động cơ. Nó cũng bao gồm thời gian cần thiết cho bộ làm mát trao đổi và làm đầy các ống dẫn, khi có sự thay đổi từ chân không sang áp suất cao.



Giải pháp khắc phục là làm xoay các cánh điều chỉnh turbo mà khí xả sẽ tác dụng vào, thứ được biết đến với cái tên VGT (Variable Geometry Turbocharger). Nguyên lý của VGT là làm thay đổi góc quay ở các cánh điều chỉnh turbin, giúp tăng áp ở tốc độ thấp và giảm sức ì turbo.


[​IMG] 

Kiểu turbo tăng áp có hình dạng biến đổi này thường có từ 10 tới 15 cánh di động vòng quanh đĩa turbo. ECU điều khiển mô-tơ tác động làm xoay các cánh điều chỉnh của turbo cùng lúc, điều khiển tốc độ turbo tăng dần. Do gia tốc làm tăng tốc lực cánh điều chỉnh của turbo, nên tạo ra sự tăng áp lúc đầu nhanh hơn.


Về nguyên lí, eVGT cũng hoạt động như VGT nhưng cánh điều khiển được điều khiển điện tử, giúp động cơ hoàn toàn chủ động được các yếu tố, không còn phụ thuộc dạng cánh điều khiển cơ khí như trước. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất động cơ. Chẳng hạn eVGT giúp động cơ 2.2 đạt sức mạnh 197 mã lực cùng mô-men xoắn tới 436 Nm (trước đây công suất chỉ đạt khoảng 150 mã lực). Trong khi đó động cơ dầu 2.5 không có eVGT công suất chỉ đạt 134 mã lực cùng mô-men xoắn 320 Nm.

Ngoài việc trang bị eVGT giúp cải thiện đáng kể công suất, còn được tối ưu về các công nghệ giảm độ rung, độ ồn khiến xe có hiệu năng sử dụng khá tốt.


Nguồn: oto-hui.com
Đọc thêm