Bài này khá ấn tượng với em khi em tìm hiểu về nguồn gốc của nó. Vì người phát minh ra hệ thống này đầu tiên là 1 người phụ nữ, một hình bóng ít khi xuất hiện trong ngành này. Em xin nói qua vấn đề này tí.
Giới thiệu: Một sự thật khá thú vị là bằng sáng chế về mô hình gạt nước trên xe hơi lại được cấp cho một người phụ nữ - Mary Anderson (1866-1953). Trong bằng sáng chế, Mary miêu tả đây là "một thiết bị làm sạch cửa sổ" dành cho xe hơi. Thiết bị này hoạt động trên nguyên tắc đòn bẩy, người lái sẽ dùng một chiếc cần gạt trong xe để di chuyển bộ phận làm sạch nằm trên cửa kính. Kể từ đó, bộ gạt nước liên tục được các thế hệ nhà phát minh tiếp theo cải tiến, bổ sung chức năng để cho đến ngày hôm nay, trở thành công cụ quan trọng và tiện lợi trên tất cả những chiếc xe hơi.
Làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió.
Yêu cầu: Đảm bảo độ tin cậy.
Dễ tháo lắp, kết cấu đơn giản.
Độ bền cơ khí cao.
Thời gian phục vụ lâu dài.
Cấu tạo bộ phận chính về từng bộ phận của hệ thống:
Cần gạt nước- chổi gạt mưa-giằng gạt mưa
Khái quát chung
Mô tơ dạng lõi sắt từ là nam châm vĩnh cửu được sử dụng làm mô tơ gạt nước. Mô tơ gạt nước gồm có môtơ và bộ truyền bánh răng để làm giảm tốc độ ra của mô tơ.
Mô tơ lõi sắt từ gạt nước có 3 chổi than tiếp điện: chổi tốc độ thấp, chổi tốc độ cao và một chổi dùng chung (để tiếp mát).
Một công tắc dạng cam được bố trí trong bánh răng để gạt nước dừng ở vị trí cố định trong mọi thời điểm.
Rơ le này kích hoạt các gạt nước hoạt động một cách gián đoạn.
Phần lớn các kiểu xe gần đây các công tắc gạt nước có rơle này được sử dụng rộng rãi.
Một rơle nhỏ và mạch tranzisto gồm có tụ điện và điện trở cấu tạo thành rơ le điều khiển gạt nước gián đoạn.
Dòng điện tới mô tơ gạt nước được điều khiển bằng rơ le này theo tín hiệu được truyền từ công tắc gạt nước làm cho mô tơ gạt nước chạy gián đoạn.
Về chi tiết thì em sẽ làm ở bài sau. Bài này sẽ giúp bài đăng sau dễ hiểu hơn
1 nhận xét
Mọi người dùng loại gat mua o to nào? Mình đang dùng heyner germany
EmoticonEmoticon