Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Hướng Dẫn "Tất tần tật" về "Hàng nóng"



Nguyên văn của Mụ đã được chỉnh sửa đôi chút và sẽ có "Cập nhật" với những thiết bị đời mới.
Bệnh nóng máy rất hay gặp ở máy công trình. Bệnh này chỉ có một số nguyên nhân chính như: do đã qua tay nhiều thợ, mà các bác thợ nhà ta hay "Cải lùi" nên bệnh càng trầm trọng.

1- Bơm nước không làm việc hoặc làm việc kém:
- Mòn cánh bơm, quay trơn cánh bơm
- Dây curoa chùng.

2- Két làm mát không đảm bảo ( Bao gồm cả két làm mát khí nạp):
- Tắc các đường ống bên trong két.
- Bề mặt ngoài của két không sạch, khả năng tản nhiệt kém.
- Tắc hoặc móp đường ống.

3- Van hằng nhiệt hoạt động kém:
Phần lớn các bác thợ có suy nghĩ sai lầm là bỏ van hằng nhiệt đi ( Kể cả máy đang mới tinh) là máy sẽ mát hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho các máy bị nóng nước. Trường hợp van hằng nhiệt bị hỏng, chưa có để thay thế, ta có thể dùng giải pháp tạm thời là:
Bỏ van hằng nhiệt đi nhưng phải nút đường nước từ van quay về bơm nước".

4- Quạt gió làm việc kém:
- Các cánh quạt bị cong hoặc mòn.
- Cánh quạt được thay thế không đúng: bé đường kính, chiều cong không đúng hoặc lắp ngược.
- Bao che gió bị hở, có khe hở ở mặt hông giữa két nước và két dầu...

5- Nắp capô không đóng kín: nhiều bác có quan niệm là mở nắp capô thì máy sẽ mát hơn. Đây cũng là một sai lầm cơ bản. Nắp capô được thiết kế để che nắng, mưa; đồng thời tạo ra một hành lang để cho gió đi từ đằng trước ra sau máy ( Hoặc ngược lại - tuỳ theo từng máy). Không khí được đối lưu sẽ làm tăng khả năng tản nhiệt.

6- Lọt khí từ buồng đốt động cơ vào đường nước: Hiện tượng này xảy ra khi máy hoạt động ở nhiệt độ nước >100 độ C trong một thời gian dài. Hậu quả là thổi gioăng mặt máy, cong mặt máy, hở gioăng áo kim phun...Khí cháy từ buồng đốt lọt vào đường nước làm cho nước sôi rất nhanh.

7- Tắc lọc khí, kẹt turbo, lệch góc phun sớm nhiên liệu, khe hở nhiệt chỉnh sai hoặc xu páp bị hở........

8- Một nguyên nhân khác cũng gây nên hiện tượng nóng máy đó là thiết kế ống xả quá dài hoặc tắc ống xả, nhiệt trong khí thải thoát ra ngoài chậm.

9- Khi động cơ bị lọt hơi nhiều, hiệu suất động cơ giảm. Nhiệt lượng do khí cháy chuyển sang công cơ học ít nên làm động cơ nóng hơn mức bình thường.

10- Một số máy tĩnh như máy phát điện, máy nén khí, khi làm việc trong phòng kín, việc đối lưu không khí bị hạn chế dẫn đến nhiệt độ trong phòng tăng lên, làm động cơ cũng cao hơn.

11- Nguyên nhân này xuất phát từ phần phụ tải của động cơ. Ví dụ: chỉnh bơm thuỷ lực không đúng, hệ thống thủy lực đã "Cải biên khác với thiết kế"....làm cho động cơ luôn bị quá tải cũng gây ra hiện tượng nóng máy.


http://www.oto-hui.com/threads/tat-tan-tat-ve-hang-nong.78840/

Nguồn: oto-hui.com


EmoticonEmoticon